Phân tích thị trường dầu mỡ

Ngành công nghiệp dầu nhờn gồm 3 nhóm sản phẩm chính:

– Nhóm dầu nhờn động cơ: sử dụng cho xe gắn máy, các loại ô tô, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.

– Nhóm dầu nhờn công nghiệp: sử dụng trong Công nghiệp và được phân chia theo mục đích sử dụng như dầu nhờn chuyển động, dầu nhờn thủy lực, dầu biến thế, mỡ bôi trơn chuyên dụng…

– Nhóm dầu nhờn hàng hải: dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu thuyền

Trong đó nhóm dầu nhờn động cơ chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường Việt Nam, lên tới 70%; nhóm dầu nhờn công nghiệp chiếm 20% và hàng hải chiếm 10%.

Hiện tại thị phần dầu nhờn cho động cơ chủ yếu do nhóm top 5 đơn vị (BP/Castrol, PLC (Petrolimex), Shell, Chevron, Total) chiếm lĩnh, nhóm này chiếm tới 60% thị phần. Thương hiệu Castrol và BPPetco ở Việt Nam là thương hiệu của 2 liên doanh của BP với Petrolimex (PLC) và Saigon Petrol nên hãng chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại thực chất là BP, hơn 22% thị phần. Ngoài ra còn có một số dòng sản phẩm đang phát triển và có triển vọng là OEMs, về bản chất đây là các loại dầu nhớt của các hãng xe máy như Honda, Yamaha, do các công ty dầu nhớt nói trên sản xuất và dán thương hiệu hãng xe.

Theo thống kê của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam năm 2017, mức tiêu thụ dầu nhớt bình quân 1 xe hơi là 12-18 lít/năm, xe tải là 120 -160 lít/năm, tốc độ tăng trưởng của ngành dầu nhớt Việt Nam thường ở mức từ 4 – 6%, với mức 90.000 tấn dầu nhớt mỗi năm; trong đó hơn 50% thị phần dành cho khu vực miền Nam, tiếp theo đó là miền Bắc và một số ít còn lại nằm ở khu vực miền Trung

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex PLC sở hữu lợi thế nhờ có khách hàng lớn là các công ty thành viên của Tập đoàn Petrolimex và kênh phân phối rộng nhờ tận dụng được hệ thống các trạm xăng phủ kín cả nước của tập đoàn (Petrolimex hiện chiếm khoảng 50% thị phần cung cấp xăng dầu trên cả nước). Bên cạnh đó, do là một công ty lớn trong ngành, việc mua hàng đầu vào với khối lượng lớn giúp cho công ty được hưởng những điều khoản có lợi trong mua hàng, do đó giá thành công ty ở mức thấp hơn các công ty khác. Trong khi đó, Công ty CP Hóa dầu Quân đội có lợi thế là sản xuất theo đơn đặt hàng của quốc phòng. PVOil Lube có kênh phân phối tận dụng được hệ thống các trạm xăng của PVoil, tuy nhiên thị phần vẫn còn thấp. Các thương hiệu Việt Nam khác như Vinacomin hay Phụ gia và phát triển dầu mỏ chủ yếu duy trì thị phần thị trường ngách, không có kênh phân phối nên không có khả năng chiếm lĩnh thị phần.

Các dòng sản phẩm của dầu nhớt nhìn chung được phân chia thị phần như sau:

– Dầu nhớt cho xe máy chiếm 21%; đây là dòng sản phẩm phát triển nhanh trong những năm qua, nhưng đang có dấu hiệu chững lại do tốc độ tăng trưởng xe gắn máy đã bảo hòa và tuy nhiên đây cũng là dòng sản phẩm có biên lợi nhuận cao nhất.

– Dầu nhớt cho ô tô chiếm 8%; đây là dòng sản phẩm đang có tốc độ tăng trưởng nhanh do tốc độ tăng trưởng ngành ô tô tại Việt Nam, dự kiến ngành này tiếp tục là điểm sáng trong thời gian tới.

– Dầu nhớt cho xe tải, xe khách chiếm 56%; đây là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng có vẽ cũng đang chậm lại.

– Dầu nhớt cho máy nổ, máy tàu chiếm 12%; các loại sản phẩm này thường được sản xuất và bán theo thùng cho nhà phân phối mà không cần thương hiệu.

Kênh phân phối

Hiện tại ở Việt Nam tiệm rửa xe chiếm 15% toàn hệ thống phân phối sản phẩm dầu nhớt (riêng với dòng sản phẩm xe máy, hệ thống này chiếm tới 27%); các trạm bảo dưỡng, bảo trì chiếm 40% (xe máy chỉ chiếm 25%); ngoài ra còn phân phối tại các trạm xăng và các tiệm bán linh kiện rời. Thống kê tâm lý tiêu dùng cho thấy sản phẩm dầu nhớt có một số đặc điểm đặc trưng: Tỷ lệ chọn mua dựa trên thương hiệu cao (80%) nhưng thực chất khi thực hiện thay dầu nhớt lại do người khác (ở đây là tiệm rửa xe, trạm bảo dưỡng…) chọn và thực hiện thay hộ.

Để tìm phân phối dầu nhớt tại Đà Nẵng – Danatra là lựa chọn hoàn hảo trong từng sản phẩm của bạn. Nhanh tay gọi đến hotline 0934919996 để được tư vấn miễn phí !

Triển vọng phát triển

Về phân khúc thị trường dầu nhớt ô tô: Ngành công nghiệp ô tô đang được chính phủ khuyến khích phát triển. Theo số liệu của Bloomberg, thì trong năm 2017 tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô chỉ khoảng 2%, rất thấp so với mức 82% của Malaysia và 51% của Thái Lan. Cùng với đó là hạ tầng giao thông đang được đầu tư phát triển đồng bộ, do đó dự kiến tốc độ phát triển ngành ô tô vẫn sẽ cao trong các năm tới, từ đó kéo theo nhu cầu sử dụng dầu nhớt cũng tăng theo. Chúng tôi cho rằng nhu cầu sử dụng dầu nhớt tính theo thị phần cho ô tô sẽ tăng từ 8% lên trên 15% trong 3 năm tới.

Về phân khúc thị trường dầu nhớt xe máy: hiện tại Việt Nam đã gần đạt tới mức bão hòa xe máy, với tỷ lệ 5-6 người một xe máy. Tuy nhiên, hiện tại người dân đang trong quá trình “nâng cấp” phương tiện đi lại của mình, và điển hình là việc mua xe tay ga có chất lượng cao hơn; từ đó phải sử dụng những loại dầu nhớt có chất lượng và giá thành cao hơn. Thời gian tới được dự kiến là thời gian thay đổi về chất của phân khúc thị trường này; tổng doanh thu trong phân khúc này vẫn có khả năng sẽ duy trì ở mức cao dù tỷ trọng cơ cấu và tổng cầu (tổng lượng xe máy lưu hành) tăng trưởng nhẹ hoặc không đổi.

Các phân khúc thị trường khác: tăng trưởng dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP và mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Nguồn: vfin.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *